Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm trong tháng 1, tăng so với mức 46,4 điểm trong tháng 12 nhưng sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn giảm.
Trong báo cáo vào giữa tháng 1/2023, nhóm phân tích từ Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra hai kịch bản tăng trưởng GDP cho Việt Nam trong năm nay. Theo đó, ở kịch bản lạc quan, tăng trưởng GDP đạt 6,7% và ở kịch bản thận trọng hơn là 6,2%.
Việt Nam không thể đứng ngoài vòng xoáy của kinh tế thế giới khi Việt Nam là một quốc gia năng động với độ mở lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chúng ta có lợi thế của riêng mình với trụ đỡ nông nghiệp, dư địa trong chính sách tài khoá và động lực từ giải ngân vốn đầu tư công. Nói cách khác, đâu đó, vẫn có ánh sáng ở phía cuối đường hầm.
Các chuyên gia của BSC đưa ra hai kịch bản lạm phát năm nay. Ở kịch bản 1, CPI ước tính sẽ đạt mức 5,1% nếu giá dầu ở mức 96 USD/thùng, giá heo ở mức 80.000 VND/kg, tương đương với mức giá trung bình năm 2020.
Mức giảm tiền thuê đất được Bộ Tài chính đề xuất tương đương năm ngoái, tức giảm 30% tiền thuê đất phải nộp năm nay cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, TP Hồ Chí Minh cũng xác định tập trung triển khai có hiệu quả các lĩnh vực trọng tâm như đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, hoàn thành và triển khai các dự án giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ.
TP Hồ Chí Minh đã và đang từng bước đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế; trong đó, không ngừng củng cố về mọi mặt để tạo đòn bảy vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Theo Báo cáo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở châu Á để tăng năng suất” vừa được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố sáng 10/1 tại Hà Nội, châu Á là khu vực có tốc độ chuyển đổi số ấn tượng. Là 1 quốc gia trong khu vực, Việt Nam được nhận định còn nhiều dư địa để chuyển đổi số.